Bệnh Cầu Trùng Ở Gà chọi có thể dẫn đến nhiều nguy hại lớn, không chỉ là một con gà mà còn là cả đàn. Điều này có thể gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình và kết quả đặt cược của nhiều cược thủ. Vì thế, hãy cùng xemdagatructiep khám phá xem nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh cầu trùng là một trong những căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm thường gặp nhất ở gà, bao gồm cả gà chọi nuôi lấy giống. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do những loài ký sinh trùng đơn bào.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được nhiều loại cầu trùng có thể gây bệnh cho gà. Trong đó phổ biến nhất là 2 loại cầu trùng Eimeria, bao gồm: Eimeria tenella (Ký sinh trùng ở manh tràng – ruột gà) và Eimeria necatrix (Ký sinh trùng ở ruột non).
Con đường lây lan bệnh cầu trùng trên gà
Con đường lây lan chủ yếu của căn bệnh này là qua đường tiêu hóa. Nếu gà ăn phải nang cầu trùng lẫn trong thức ăn và nước uống thì sẽ bị bệnh. Vì thế, nếu gà ở trong môi trường nuôi nhốt chung và dùng cùng loại thức ăn cùng nước uống thì sẽ bị lây lan bệnh cầu trùng.
Nếu mắc phải bệnh cầu trùng, gà sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tế bào thượng bì bị tổn thương. Từ đó khiến khả năng trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng. Gà chán ăn, chậm lớn, cơ thể còi cọc, …. Nếu không nhanh chóng điều trị sẽ có khả năng chết, với tỷ lệ lên đến 20 – 30%.
Độ tuổi gà dễ mắc bệnh cầu trùng nhất là từ 2 – 8 tuần tuổi. Thông thường thì gà nuôi theo hình thức chăn thả sẽ dễ bị mắc bệnh, nhưng với những hình thức chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp cũng có nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Đó là lý do các chủ trại nuôi gà chọi cũng phải thận trọng.
Những triệu chứng của bệnh cầu trùng trên gà
Có 2 thể bệnh cầu trùng trên gà, nên người chăn nuôi cần phải chú ý để phân biệt, nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả:
Thể cấp tính: Khi bị thể bệnh cầu trùng cấp tính, gà sẽ bị ủ rũ, chán ăn, hoặc là bỏ ăn. Ngoài ra còn có thường xuyên uống nước liên tục, đi lại khó khăn do chân bị gập, yếu, quỵ khớp xương. Mắt gà bị bệnh nhợt nhạt, lông xù lên. Phân gà bị bệnh cầu trùng cấp tính có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ, có lẫn máu. Sau đó gà có thể bị co giật từng cơn và chết đột ngột.
Thể mãn tính: Diễn biến ở thể mãn tính thường chậm chạp hơn. Gà có dấu hiệu chậm lớn, gầy, nhỏ, ăn kém, bị tiêu chảy kéo dài, chân gà có dấu hiệu liệt. Lúc này gà chính là vật mang mầm bệnh, nếu không phát hiện sớm và xử lý thì sẽ làm lây lan bệnh cho những con gà khác trong đàn.
Bệnh tích bệnh cầu trùng ở gà
Gà bị bệnh cầu trùng có nhiều tổn thương ở vùng ruột. Người chăn nuôi có thể thông qua những dấu hiệu như sau để hiểu rõ hơn về bệnh:
- Ký sinh trùng ở manh tràng – ruột gà: Có dấu hiệu phình to và xuất huyết ở manh tràng. Nếu gà bị mắc cầu trùng nặng trong thời gian dài thì manh tràng sẽ bị hoại tử, có màu đen.
- Ký sinh trùng ở ruột non: Có dấu hiệu phình to từng đoạn bất thường ở ruột non. Thậm chí là có dấu hiệu nứt vỡ và bên trong là bã đậu kèm chất lỏng có mùi hôi thối. Bề mặt niêm mạc ruột non có lẫn các nốt trắng đỏ lạ thường.
Cách điều trị bệnh cầu trùng cho gà
Người chăn nuôi gà có thể tự dùng một số loại thuốc được bán trên thị trường điều điều trị cho gà bị bệnh cầu trùng. Tuy nhiên, để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, điều trị dứt điểm cho gà, để có những con gà chọi khỏe mạnh nhất, phục vụ việc đá gà thì người chủ trại nên tìm đến các bác sĩ thú y để được khám, điều trị và cung cấp biện pháp phòng tránh hợp lý.
Những biện pháp phòng tránh bệnh cầu trùng ở gà
Phòng lúc nào cũng tốt hơn chữa, nên người chủ trại chăn nuôi gà có các biện pháp phòng bệnh sẽ hiệu quả và đảm bảo kinh tế nhất. Dưới đây là một số phương pháp có tính khả quan cao:
- Luôn chú ý vệ sinh chuồng trại, khu nuôi nhốt gà để đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng.
- Chú ý chắn gió nhưng không được để bị kín gió quá và tránh ánh sáng trực tiếp.
- Thiết kế chuồng trại của gà có sự tách biệt với nơi ngủ nghỉ cùng nơi có chất thải. Đồng thời lưu ý vệ sinh đều đặn để giữ vệ sinh.
- Chú ý đến khả năng hút ẩm ở trong chuồng trại của gà.
- Vệ sinh sạch sẽ và sát khuẩn máng ăn uống của gà.
- Phun thuốc khử trùng định kỳ.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong chế độ ăn uống của gà.
Bệnh cầu trùng ở gà có tính nguy hiểm cao, gây thiệt hại về sức khỏe, kinh tế lẫn môi trường. Do đó các chủ chăn nuôi gà nên chú ý kỹ lưỡng, tham khảo các chia sẻ trên để có biện pháp phòng tránh và điều trị dứt điểm.
Mọi người có thể xem thêm Bệnh Coryza Trên Gà: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả ở gà đá để biết cách phòng tránh, bảo vệ cho các chiến kê của mình.